Tiền thưởng Tết phải đóng thuế như thế nào?

Các khoản tiền thưởng Tết sẽ được miễn đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn phải đóng đầy đủ thuế như thu nhập cá nhân với nhân viên, người lao động có hợp đồng tại công ty.

Còn khoảng nửa tháng là tới Tết Dương lịch 2020 và khoảng 40 ngày tới Tết Nguyên đán 2020 Canh Tý. Từ nay đến Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu chi trả tiền thưởng, lương tháng thứ 13 cho nhân viên, lao động trong công ty.

Con số thưởng với mỗi cá nhân, vị trí công tác, doanh nghiệp khác nhau nhưng tất cả khoản thưởng Tết đều phải chịu thuế Thu nhập cá nhân.

Thưởng Tết, lương tháng thứ 13 phải đóng thuế TNCN

Quy định tại Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, thu nhập chịu thuế được nhắc tới bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp, và tiền thưởng... Vì vậy, tiền thưởng Tết sẽ bắt buộc phải nộp thuế TNCN như tiền lương hàng tháng.

Với lương tháng thứ 13, hiện nay pháp luật không quy định về khoản tiền lương này. Đây được xem là tiền thưởng cuối năm do các doanh nghiệp tự quy định trong quy chế thưởng, hợp đồng lao động hoặc theo kết quả sản xuất kinh doanh…

Khi phát sinh thu nhập, cá nhân sẽ phải chịu thuế TNCN đối với Nhà nước (trừ một số trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).
 
Cách tính thuế với tiền thưởng Tết hiện dựa trên biểu thuế luỹ tiến từng phần như với thu nhập từ tiền công, tiền lương, mỗi bậc thu nhập có thuế suất tương ứng 5-35%.

Trường hợp người lao động nhận thưởng Tết 10 triệu đồng, thuộc bậc 2 (từ 5 đến 10 triệu).

Số thuế phải đóng là: (5 triệu x 5%) + [(10-5) triệu x 10%] = 0,75 triệu.

Trong khi đó, nếu tiền thưởng Tết là 30 triệu, thuộc bậc 4 (từ 18 đến 32 triệu).

Số tiền phải đóng thuế là: (5 triệu x 5%) + (5 triệu x 10%) + (8 triệu x 15%) + [(30-18) triệu x 20%] = 4,35 triệu.

7 bậc tính thuế TNCN hiện nay:

Tiền thưởng Tết phải đóng thuế như thế nào?

Số tiền thuế phải đóng theo mức thưởng: (A là số tiền thưởng)

Tiền thưởng Tết phải đóng thuế như thế nào?
Tuy nhiên, hầu hết số tiền bị trừ thuế sẽ chênh lệch so với cách tính thuế chung và có xu hướng thấp hơn. Nguyên nhân do đây là mức thuế tạm tính được phân bổ để trừ theo tháng. Con số chính xác sẽ phải chờ đến kỳ quyết toán thuế vào năm sau.

Người lao động nhận thưởng Tết trong dịp này sẽ phải đợi đến kỳ quyết toán thuế vào tháng 1/2021 để biết chính xác số tiền thuế TNCN mình bị trừ.

Đây cũng là lý do khi nhận thưởng Tết, nhiều người bị truy thu hoặc bổ sung thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng do khoản thuế thu nhập từ thưởng Tết chưa được tính toán đủ.

Thưởng Tết cũng được tính giảm trừ gia cảnh

Tương tự như các khoản tiền lương hàng tháng, thưởng Tết, lương tháng thứ 13 cũng được áp dụng các chính sách giảm trừ như người phụ thuộc (9 triệu/người), giảm trừ gia cảnh…

Theo Khoản 1, Điều 103 của Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng tết do người sử dụng lao động quyết định. Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu việc chi thưởng được quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết, doanh nghiệp bắt buộc phải chi thưởng như đã cam kết.

Do không phải là khoản thưởng bắt buộc nên doanh nghiệp không nhất thiết phải thưởng hai lần vào Tết Dương lịch và Âm lịch.

Làm chưa đủ 12 tháng cũng được thưởng Tết

Trong trường hợp nhân viên làm việc tại công ty chưa đủ 12 tháng vẫn có thể nhận tiền thưởng Tết nếu hợp đồng lao động hai bên đã ký có quy định các khoản thưởng công việc vào cuối năm. Tuy nhiên, khoản tiền thưởng nhận về chắc chắn sẽ thấp hơn vị trí tương tự làm đủ một năm lao động.

Ngoài ra, pháp luật hiện tại cũng cho phép doanh nghiệp có thể thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm thay vì tiền mặt. Thực tế những năm trước đã có nhiều doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật như dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo, quần áo, tương ớt…

Trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2019 vừa được Quốc hội thông qua thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 cũng nhắc tới quy định này.

Điều 104 quy định mới về "thưởng" thay vì "tiền thưởng", trong đó, hưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho nhân viên dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc.

Thống kê về thưởng Tết năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, mức thưởng bình quân trong dịp Tết Nguyên đán 2019 vào khoảng 6,31 triệu đồng/người, tăng 11,4% so với năm 2018.
(Nguồn. Zing.vn)


Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...

Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!

Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!


CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM

Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)

Fax: +84.028.393 494 78

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bước cần biết khi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Đóng BHXH ngắt quãng có được chế độ trợ cấp thai sản không?

Tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ mất nếu không lĩnh sau 3 tháng?