Tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ mất nếu không lĩnh sau 3 tháng?

Theo quy định, để nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm thủ tục hưởng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy, quá thời hạn trên, người lao động có bị mất toàn bộ số tiền bảo hiểm thất nghiệp này?

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu).

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định, người lao động quay lại trung tâm dịch vụ việc làm theo ngày ghi trên phiếu hẹn để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp tháng đầu tiên.
Những tháng sau đó, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 50, Luật Việc làm 2013 quy định rõ mức, thời gian và thời điểm hưởng trợ cấp BHTN như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm 2013.

Tiền bảo hiểm thất nghiệp

Quá 3 tháng, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ mất?

Như đã đề cập, cơ quan BHXH chỉ giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy sau thời hạn này, quyền lợi của người lao động sẽ thế nào?

Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định, sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Đồng thời, khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, sau 3 tháng, người lao động không nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo chứ không bị mất đi.

Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp BHTN trước đó thì vẫn sẽ được hưởng BHTN lần tiếp theo nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN theo quy định như trên. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng BHTN được tính cho lần hưởng trợ cấp BHTN tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng BHTN trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.

>>> Tất tần tật về bảo hiểm thất nghiệp năm 2020
(Nguồn. Vietnamnet)

Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...

Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!

Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!


CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM

Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)

Fax: +84.028.393 494 78

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẫu Quyết định tăng lương giúp “giữ chân” người lao động

Infographic: Thẻ Bảo hiểm y tế điện tử có gì đặc biệt?

Chính sách BHXH áp dụng từ năm 2020 người lao động cần biết