Thưởng Tết, không phải doanh nghiệp muốn thưởng gì cũng được!

Bộ luật Lao động năm 2019 mở rộng khái niệm "Thưởng" không chỉ là tiền mà còn bằng có thể bằng tài sản và các hình thức khác…

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số quy định khác sẽ giúp người lao động an tâm về việc doanh nghiệp thưởng cuối năm.

Năm nào cũng vậy, cứ Tết sắp đến người lao động (NLĐ) lại trông chờ lương, thưởng vào dịp cuối năm, bởi đây là vấn đề rất quan trọng để NLĐ quyết định đón Tết như thế nào, trong khi Bộ Luật Lao động năm 2019 mở rộng khái niệm "Thưởng" không chỉ là tiền mà còn bằng có thể bằng tài sản và các hình thức khác…

Thưởng Tết không phải là bắt buộc

Bộ Luật Lao động 2019 đến ngày 1-1-2021 mới có hiệu lực, do đến hiện nay vẫn tiếp tục áp dụng Bộ Luật Lao động 2012. Theo khoản 1, điều 103 của Bộ luật năm 2012 quy định về tiền thưởng như sau: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

Như vậy, theo quy định nêu trên, NSDLĐ không bắt buộc phải thưởng Tết, cũng như thưởng vào các ngày lễ khác trong năm cho NLĐ. Việc NSDLĐ có quyết định thưởng cho NLĐ hay không còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chất lượng, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

Thưởng tết 2020

Thưởng Tết năm nay bằng tiền hay hiện vật?

Do đó, quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành không bắt buộc NSDLĐ phải thưởng Tết cho NLĐ. Cho dù khoản 1, điều 103 chỉ quy định về tiền thưởng, không có nghĩa là hiện nay tất cả doanh nghiệp đều thưởng Tết cho NLĐ bằng tiền.

Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp (DN) thưởng Tết cho NLĐ bằng nhiều hình thức khác như: Cổ phiếu; chuyến tham quan du lịch hay các tài sản như ô tô, xe máy… Còn nhớ, vào dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi năm ngoái, dư luận xôn xao về một DN ở Hải Dương mua 45 chiếc ô tô và 25 chiếc xe máy điện để thưởng cho nhân viên.

Vì vậy, không cần đợi đến năm 2021, trên thực tế, trong dịp Tết năm nay hay các năm trước, các DN vẫn thưởng Tết cho NLĐ bằng tiền hoặc hiện vật. Việc Bộ Luật Lao động 2019 mở rộng khái niệm "Thưởng", theo đó, thưởng Tết có thể không phải là tiền chính là nhằm ghi nhận và đáp ứng xu hướng của thực tế đã và đang diễn ra.

Không phải DN muốn thưởng gì cũng được

Như phân tích ở trên, cho dù thưởng không phải là nghĩa vụ bắt buộc của NSDLĐ. Tuy nhiên, không phải DN muốn thưởng gì cho NLĐ cũng được!

Theo khoản 2, điều 103 Bộ Luật Lao động 2012: Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Ngoài ra, quy định nêu trên tiếp tục được ghi nhận lại tại khoản 2, điều 104 của Bộ Luật Lao động 2019. Như vậy có thể thấy rằng, trước khi quyết định thưởng cho NLĐ, DN đều phải tham khảo ý kiến của Công đoàn - tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Do đó, NLĐ không cần quá lo lắng về việc cuối năm DN sẽ thưởng bằng các sản phẩm, dịch vụ không thiết thực…
(Nguồn. Báo Vietnamnet)

Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...

Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!

Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!


CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM

Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)

Fax: +84.028.393 494 78

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẫu Quyết định tăng lương giúp “giữ chân” người lao động

Infographic: Thẻ Bảo hiểm y tế điện tử có gì đặc biệt?

Chính sách BHXH áp dụng từ năm 2020 người lao động cần biết