10 khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ tăng trong năm 2020
Việc tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 không chỉ ảnh hưởng tới tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước mà còn tác động không nhỏ tới các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội của người lao động.
Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...
>> Tham khảo: Phần mềm bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
Căn cứ pháp lý: Điều 29, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản được hưởng trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng/ngày).
2. Trợ cấp 1 lần khi sinh con
Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 2 x 1,6 triệu đồng = 3,2 triệu đồng (tăng 220.000 đồng).
3. Trợ cấp 1 lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý: Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015Người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 0,5 x 1,49 triệu đồng = 745.000 đồng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 5 x 1,6 triệu đồng = 8 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 0,5 x 1,6 triệu đồng = 800.000 đồng (tăng tối thiểu 550.000 đồng).
4. Trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015Người lao động suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% x 1,49 triệu đồng/tháng = 29.800 đồng/tháng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% x 1,6 triệu đồng/tháng = 32.000 đồng/tháng (tăng tối thiểu 33.000 đồng/tháng).
5. Trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt liệt 2 chi hoặc bị tâm thần
Căn cứ pháp lý: Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015Hàng tháng, người lao động được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 1,49 triệu đồng/tháng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 1,6 triệu đồng/tháng (tăng 110.000 đồng/tháng).
6. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật
Căn cứ pháp lý: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015Người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật được hưởng trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng/ngày).
7. Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 36 x 1,49 triệu đồng = 53,64 triệu đồng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 36 x 1,6 triệu đồng = 57,6 triệu đồng (tăng 3,96 triệu đồng).
8. Lương hưu tối thiểu hàng tháng
Căn cứ pháp lý: Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức lương hưu thấp nhất bằng 1,49 triệu đồng.
- Từ 01/7/2020: Mức lương hưu thấp nhất bằng 1,6 triệu đồng (tăng 110.000 đồng).
9. Trợ cấp mai táng
Căn cứ pháp lý: Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 10 x 1,49 triệu đồng = 14,9 triệu đồng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 10 x 1,6 triệu đồng = 16 triệu đồng (tăng 1,1 triệu đồng).
10. Trợ cấp tuất hàng tháng
Căn cứ pháp lý: Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Từ 01/01/2020: Mức trợ cấp bằng 50% x 1,49 triệu đồng/tháng = 745.000 đồng/tháng; với thân nhân không có người nuôi dưỡng trực tiếp thì mức trợ cấp bằng 70% x 1,49 triệu đồng/tháng = 1.043.000 đồng/tháng.
- Từ 01/7/2020: Mức trợ cấp bằng 50% x 1,6 triệu đồng/tháng = 800.000 đồng/tháng; với thân nhân không có người nuôi dưỡng trực tiếp thì mức trợ cấp bằng 70% x 1,6 triệu đồng/tháng = 1.120.000 đồng/tháng (tăng tối thiểu 55.000 đồng/tháng).
(Nguồn. Luatvietnam)
Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...
Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!
Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!
CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM
Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)
Fax: +84.028.393 494 78
Email: info@saigonpoint.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét