Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc

Lao động nước ngoài đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải “nằm lòng” 03 điểm dưới đây khi thuê lao động nước ngoài.

Điều kiện thuê lao động nước ngoài

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động nước ngoài vào làm quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

Trong đó, lao động nước ngoài phải là người:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

- Có giấy phép lao động, trừ các trường hợp được miễn.

Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc

Thủ tục để sử dụng lao động nước ngoài

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó:

Về hồ sơ:

- Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 1);

- Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì gửi báo cáo giải trình thay đổi (Mẫu số 2).

Về trình tự thực hiện:

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là cơ quan chấp thuận) trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi, cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài tới doanh nghiệp.

(Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

Về hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 7);

- Văn bản chứng minh là chuyên gia;

- Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật:

- Văn bản chứng minh người lao động đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

- Văn bản chứng minh người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm;

- Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- 02 ảnh màu chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

- Một số giấy tờ liên quan khác.

Về trình tự thực hiện:

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động dự kiến bắt đầu làm việc thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động làm việc.

Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người lao động được cấp giấy phép lao động.

(Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)

Phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ

Theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu:

- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Ngoại trừ:

- Quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển trước ít nhất 12 tháng;

- Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Với các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì mức đóng như sau:


(Điều 12 và Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động Việt Nam không đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng các đối tượng này, doanh nghiệp nên nắm rõ 03 điểm đặc biệt nêu trên.
(Nguồn. Luatvietnam)

Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...

Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!

Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!


CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM

Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)

Fax: +84.028.393 494 78

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẫu Quyết định tăng lương giúp “giữ chân” người lao động

Infographic: Thẻ Bảo hiểm y tế điện tử có gì đặc biệt?

Chính sách BHXH áp dụng từ năm 2020 người lao động cần biết